Tuesday, June 2, 2015

Trung cộng ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ?

Trung cộng ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ?
http://tinnong.thanhnien.com.vn/x-file/trung-quoc-o-at-xay-dao-nhan-tao-o-truong-sa-the-gioi-bo-tay-881.html

Việc Trung cộng ồ ạt xây dựng các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa để tạo một chuỗi pháo đài có thể khống chế đường không và đường biển cho thấy Bắc Kinh không từ bỏ tham vọng lãnh thổ, và thế giới có rất ít lựa chọn để ngăn chặn, theo Wall Street Journal ngày 18.2.
Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 1Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 1 Đá Gạc Ma của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1988, sau khi cải tạo đất và xây dựng năm 2014 nay đã trở thành đảo nhân tạo nối với cơ sở ban đầu của bãi đá này, có cả 1 sân bay trực thăng và 1 trạm xi măng - Ảnh: Airbus Defence & Space/IHS Jane’s

Những hình ảnh vệ tinh mới công bố cho thấy sự mở rộng đáng kể trong việc Trung cộng xây dựng đảo nhân tạo trên các bãi đá tranh chấp ở Trường Sa làm gia tăng mối lo ngại về tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh.

Các hình ảnh vệ tinh này cung cấp các bằng chứng được nhìn thấy lần đầu tiên là Trung cộng đã xây dựng ở đá Tư Nghĩa chiếm của Việt Nam một hòn đảo nhân tạo 75.000 m2, bằng khoảng 14 sân bóng đá, bao gồm hai cầu tàu, 1 nhà máy xi măng và một sân bay trực thăng. Bãi đá này chỉ nổi trên mặt nước khi thủy triều xuống thấp, nằm cách Philippines 340 km và cách Trung cộng đến 1.062 km.

Những hình ảnh này được bộ phận vệ tinh thương mại của Tập đoàn Airbus chụp, và được tạp chí quốc phòng IHS Jane’s (Mỹ) đăng tải, cũng cho thấy Trung cộng đã gần như hoàn tất trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng tương tự ở hai nơi khác là đá Gạc Ma và đá Gaven chiếm của Việt Nam.

Trung cộng được cho là xây dựng một mạng lưới các pháo đài đảo để kiểm soát hầu hết Biển Đông, một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất trên thế giới, và có khả năng kiểm soát cả vùng trời trên Biển Đông, theo các chuyên gia đã nghiên cứu các hình ảnh nói trên.

Tốc độ và quy mô của việc xây đảo ở Biển Đông cho thấy Bắc Kinh, dù gần đây đã kiềm chế lời nói và tránh những cuộc đối đầu trên biển và trên không, vẫn không từ bỏ tham vọng triển khai sức mạnh trong khu vực.

"Trung cộng đã bồi lấn đất và xây dựng ở Biển Đông trong năm 2014 là chưa từng có từ trước đến nay", một quan chức cấp cao của Mỹ mô tả mức độ của việc xây đảo này.

Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 2Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 2 Cảnh Trung cộng đang ồ ạt xây dựng các công trình quân sự, dân sự trên đá Gạc Ma (chiếm đóng của Việt Nam từ 14.3.1988). Ngoài cát (màu trắng) hút từ biển, tàu Trung cộng còn đưa cát từ đất liền ra (màu vàng) để xây dựng. Giữa đảo tập trung nhiều máy xúc, máy ủi. Ảnh chụp tháng 11.2014 - Ảnh: Mai Thanh Hải

Những hình ảnh từ Google Earth và những nguồn khác tiết lộ việc Trung cộng bồi lấn đất và xây đảo ở cả bốn bãi đá tại Trường Sa bắt đầu sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012. Việc xây dựng tại hai trong số 4 bãi đá này bắt đầu trong năm 2014, bất chấp sự phản đối từ các nước láng giềng và do vậy làm ấm lên mối quan hệ quân sự của các nước này với Washington.

Các quan chức Mỹ đã nhiều lần yêu cầu Trung cộng chấm dứt việc cải tạo đất và xây đảo, nhưng không có kết quả. Ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương đã nêu mối quan ngại của Mỹ về các vấn đề trên trong chuyến thăm Bắc Kinh đầu tháng 2.2015.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Russel đã từ chối thảo luận về các chi tiết cụ thể của cuộc hội đàm tại Bắc Kinh, nhưng nói rằng Mỹ hy vọng Trung cộng sẽ ngừng công việc cải tạo đất và xây đảo.

"Việc đó gây bất ổn và mâu thuẫn với các cam kết của Trung cộng với các thành viên ASEAN”, ông Russel nói.

Trung cộng đã ký một thỏa thuận không ràng buộc với ASEAN, cam kết tránh các hoạt động khiêu khích ở Biển Đông, như đưa người cư trú ở các bãi đá và đảo trước đây bỏ hoang.

"Diện tích tuyệt đối của các khu vực cải tạo đất để xây đảo nhân tạo mà Trung cộng tiến hành trong 2-3 năm qua vượt xa nhiều lần mọi thứ mà các bên tranh chấp khác đã làm", ông Russel nói.

Bộ Ngoại giao Trung cộng từ chối bình luận về các hình ảnh vệ tinh mới nhất này, nhưng dẫn lại các thông báo trước đó rằng Bắc Kinh có chủ quyền đối với khu vực đang xây dựng và công việc đó được thiết kế để cải thiện cuộc sống của những người làm việc ở đó.

Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 3Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 3 Cơ sở trú đóng ban đầu của Trung cộng ở Đá Tư Nghĩa chiếm của Việt Nam, ảnh chụp năm 2004, diện tích chỉ 380 m2; nay đã trở thành đảo nhân tạo rộng đến 75.000 m2 - Ảnh: Google
Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 4Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 4 Việc cải tạo đất và xây đảo diễn ra ở Đá Tư Nghĩa vào tháng 8.2014
Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 5Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 5 Đá Tư Nghĩa đã trở thành đảo nhân tạo rộng đến 75.000 m2, ảnh vệ tinh Airbus chụp cuối tháng 1.2015 - Ảnh: Airbus Defence & Space/IHS Jane’s

Các bãi đá trong những hình ảnh vệ tinh mới nhất này là một phần của quần đảo Trường Sa, nằm trong cái gọi là đường chín đoạn (đường lưỡi bò) mà Bắc Kinh đơn phương đưa ra để tuyên bố yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông.

Yêu sách của Trung cộng về chủ quyền trên Biển Đông gây xung đột với các nước trong khu vực có chủ quyền ở đây, như Malaysia, Việt Nam, Brunei, Philippines (nước có hiệp ước đồng minh với Mỹ), và nhiều nước trong số này đã củng cố quan hệ quốc phòng với Mỹ trong những năm gần đây để đối phó những hành vi quyết liệt của Trung cộng về yêu sách lãnh thổ.

Theo các quan chức Mỹ và các chuyên gia trong khu vực, vài nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, như Việt Nam đã xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo và đá ngầm đang kiểm soát, nhưng với quy mô nhỏ hơn nhiều.

Chính phủ Philippines mới đây trong tháng 2.2015 đã chính thức phản đối việc Trung cộng đang tiến hành cải tạo đất và xây đảo tại đá Vành Khăn ở Trường Sa (Philippines gọi là Mischief Reef). Philippines từ chối bình luận về những hình ảnh vệ tinh mới nhất về việc Trung cộng xây đảo ở Trường Sa, và chính quyền Việt Nam chưa đưa ra bình luận nào.

Nhiều chuyên gia và quan chức Mỹ nói rằng các cơ sở hạ tầng Trung cộng xây dựng ở Trường Sa rõ ràng là dùng cho mục đích quân sự, trong khi một số hành động gần đây của nước này trong việc tranh giành chủ quyền lãnh thổ thì được thực hiện bằng lực lượng hải cảnh và kiểm ngư.

Ông James Hardy, biên tập khu vực châu Á - Thái Bình Dương của tạp chí chuyên về quân sự IHS Jane’s Defence Weekly, nhận xét: "Từ chỗ chỉ có một số cơ sở nhỏ bằng bê tông, bây giờ Trung cộng đã có các đảo đầy đủ với sân bay trực thăng, đường băng, cảng và các phương tiện để hỗ trợ số lượng lớn binh lính".

Theo ông Hardy, các cơ sở hạ tầng như vậy cho phép Trung cộng thực hiện đường lưỡi bò một cách mạnh mẽ hơn. Ông cho biết Trung cộng đã cải tạo đất ít nhất thêm một rạn san hô khác trong khu vực, nhưng hình ảnh vệ tinh đã không cho thấy.

"Chúng ta có thể thấy rằng đây là một chiến dịch có phương pháp, được lên kế hoạch chi tiết để tạo ra một chuỗi pháo đài có khả năng kiểm soát đường không và đường biển dọc trung tâm của quần đảo Trường Sa", ông Hardy nói.

Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 6Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 6 Một cơ sở của Trung cộng tại đá Gạc Ma, nơi Trung Quốc đánh chiếm của Việt Nam từ năm 1988, ảnh chụp vào tháng 2.2006 - Nguồn: Google
Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 7Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 7 Đá Gạc Ma vào tháng 6.2014 khi việc đổ đất xây đảo nhân tạo diễn ra ồ ạt - Ảnh: Google
Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 8Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 8 Đá Gạc Ma đã trở thành đảo nhân tạo nối với cơ sở ban đầu của bãi đá này, có cả 1 sân bay trực thăng và 1 trạm xi măng - Ảnh: Airbus Defence & Space/IHS Jane’s

Một số quan chức Mỹ và khu vực gợi ý rằng Trung cộng có thể sử dụng các cơ sở hạ tầng mới để lập một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tương tự ADIZ nước này lập vào cuối năm 2013 trên vùng biển Hoa Đông, nơi yêu sách lãnh thổ của Trung cộng chồng lấn với Nhật Bản. Trung cộng đã cho biết sẽ thành lập thêm ADIZ nhưng chưa có kế hoạch lập ADIZ trên Biển Đông.

Hồi tháng 11.2014, các hình ảnh do tạp chí Jane’s công bố cho thấy Trung cộng đang xây đảo ở bãi đá thứ tư là đá Chữ Thập chiếm của Việt Nam, nơi theo các chuyên gia phân tích quân sự và các học giả cho là đủ rộng để xây một đường băng.

Máy bay Trung cộng có thể tuần tra biển Hoa Đông tương đối dễ dàng từ các căn cứ ở miền đông Trung Quốc, nhưng không thể hoạt động hiệu quả trên các quần đảo Trường Sa và các vùng xa xôi khác của Biển Đông nếu không được tiếp nhiên liệu và có sự hỗ trợ từ mặt đất.

Các cơ sở đang xây ở đá Chữ Thập có thể phù hợp cho việc này, theo một số chuyên gia. Một khả năng khác là Trung cộng sẽ sử dụng đường băng ở đá Chữ Thập như là nơi hỗ trợ cho các hoạt động trong tương lai của tàu sân bay Liêu Ninh từng xuống Biển Đông luyện tập.

Trong tương lai gần, các cơ sở hạ tầng ở các đảo nhân tạo này có thể được sử dụng nhiều hơn để tăng cường tầm bao phủ của radar, hỗ trợ một lượng nhỏ đơn vị quân đội và cung cấp hỗ trợ hậu cần cho các tàu tuần tra đi xa hơn xuống phía nam Biển Đông, theo một số chuyên gia.

Chuyên gia Ian Storey, nghiên cứu về Biển Đông, tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cho biết các cơ sở này có khả năng sẽ được sử dụng để "thực thi tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán của Trung cộng, và gia tăng áp lực đối với các tàu chiến và tàu bảo vệ bờ biển của các nước tranh chấp khác".

"Điều này cho thấy mặc dù gần đây Bắc Kinh nói đang tìm cách hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông, chính sách của nước này về thực hiện cái gọi là đường lưỡi bò cơ bản vẫn không thay đổi", theo ông Ian Storey.

Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 9Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 9 Đá Chữ Thập chụp từ vệ tinh vào tháng 7.2014 khi chưa có hoạt động xây cất nào - Nguồn: Google
Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 10Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 10 Ảnh vệ tinh cho thấy có 1 tàu hộ vệ và các kiến trúc khác đang được Trung cộng ồ ạt xây ở Đá Chữ Thập, tháng 8.2014 - Nguồn: Airbus Defence & Space/IHS Jane’s
Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 11Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 11 Ảnh vệ tinh Airbus Defence & Space chụp ngày 14.11.2014 cho thấy Trung cộng đã cải tạo và mở rộng đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo rất lớn (hơn đảo Ba Bình của Việt Nam đang bị Đài Loan chiếm đóng), dài đến gần 3 km đủ lớn để xây đường băng và trở thành một trung tâm điều hành và chỉ huy của quân đội Trung cộng ở khu vực này - Ảnh: CNES/HIS
Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 12Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 12 Còn đây là việc cải tạo đất ở Đá Gaven của Việt Nam bị Trung cộng chiếm đóng. Từ trái sang: Ảnh vệ tinh Airbus Defense chụp đá Gaven ngày 30.3.2014, 7.8.2014, và 30.1.2015 cho thấy việc xây đảo nhân tạo ở bãi đá này đã mở rộng nhanh chóng. Đến ngày 30.1.2015 một công trình tồn tại trước đó đã được nối vào đảo nhân tạo mới và ít nhất một bãi đáp trực thăng đã được xây dựng - Nguồn: Airbus Defence & Space/IHS Jane’s

Ông Storey và các chuyên gia khác, cũng như các quan chức Mỹ, cho rằng các hoạt động xây đảo của Trung cộng sẽ không làm tăng tính hợp pháp về yêu sách chủ quyền tại Biển Đông theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, đó là chỉ có đất được hình thành một cách tự nhiên mới cho phép một quốc gia tuyên bố quyền hàng hải trong vùng nước lân cận.

Một tòa án Liên Hợp Quốc đang mở phiên điều trần vụ kiện do Philippines khởi kiện việc Trung cộng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên, Trung cộng được cho là sẽ bác bỏ phán quyết của tòa án; và Mỹ cùng các đồng minh và đối tác của mình có rất ít lựa chọn để ngăn chặn Bắc Kinh tiếp tục cải tạo đất và xây dựng công trình trên đảo nhân tạo.

Thậm chí giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc nhận xét bi quan rằng "Mỹ và các đồng minh cùng đối tác chỉ có thể đưa ra phản kháng rằng Trung cộng nên ngừng các hoạt động của mình và tự kiềm chế. Nhưng Trung Quốc sẽ làm ngơ trước các phản kháng này. Việc sử dụng các tàu chiến của hải quân Mỹ sẽ làm tình hình căng thẳng thêm leo thang và mang lại nhiều rủi ro".

Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 13Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ? - ảnh 13 Sơ đồ của Wall Street Journal thể hiện vị trí 4 bãi đá của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa bị Trung cộng chiếm đóng và xây đảo nhân tạo, hình thành chuỗi pháo đài khống chế Biển Đông

Anh Sơn

>> Ảnh vệ tinh mới nhất về đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Trường Sa
>> Mỹ lo ngại Trung Quốc ồ ạt xây đắp tại các bãi đá ở Trường Sa
>> Hãng tin Bloomberg: Biển Đông là điểm nóng thế giới năm 2015
>> Cách thức Trung Quốc đánh cắp Biển Đông làm của riêng
>> Máy bay Trung Quốc ở Trường Sa có thể tấn công tới Úc
>> Trung Quốc xây dựng công trình ở Trường Sa để thu thập tin tình báo
>> Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngừng xây cất trái phép ở Trường Sa
>> Hội thảo quốc tế 'Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử
>> Nhật Bản tuyên bố xem xét bay tuần tra ở Biển Đông
>> Nguy cơ va chạm tàu ngầm trên Biển Đông
>> Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga tuần tra Biển Đông
>> Sự kiện quốc tế nổi bật 2014: Rơi máy bay, Biển Đông, Ukraine, Ebola, Cuba
>> Vụ kiện trọng tài Biển Đông: Yêu cầu tòa quan tâm quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam

No comments:

Post a Comment