Tuesday, June 5, 2012

TIẾN SĨ NGUYỄN XUÂN DIỆN, MỘT NGƯỜI KHỞI XƯỚNG VIẾT THƯ PHẢN ĐỐI CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN XÂY NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN TAI VIỆT NAM, "TỐ" SỞ 4 T HÀ NỘI CÓ HÀNH ĐỘNG VÔ PHÁP.

Thứ ba, 5 tháng 6, 2012

Blogger Nguyễn Xuân Diện
Ông Nguyễn Xuân Diện có nhiều hoạt động truyền thông quanh vụ cưỡng chế Văn Giang và Tiên Lãng

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, một blogger đang bị chính quyền điều tra, xác nhận với BBC là đã gửi đơn khiếu nại vì cho rằng đoàn của Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội "hành động không đúng".

Trong đơn đề ngày 05/6/2012, blogger Xuân Diện, người mới đây được nhà chức trách thuộc Sở này triệu tập làm việc hai lần, khiếu nại Chánh thanh tra và Đoàn thanh tra của Sở đã "có những quyết định và hành vi hành chính" đối với ông "không đúng với các quy định của pháp luật Việt Nam."
Ông Diện, người đang là Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin - Thư viện, Viện Nghiên cứu Hán Nôm ở Hà Nội, cho rằng quyết định thanh tra áp dụng đối với ông đã "không đáp ứng những quy định" và không nêu liệu "ông có dấu hiệu vi phạm pháp luật nào."
Ông cũng khiếu nại về thành phần đoàn thanh tra được lập để làm việc với ông 'không đúng quy định pháp luật', cụ thể ông cho rằng việc Đoàn có 02 cán bộ là công an Hà Nội "không thuộc biên chế" của Sở này khi làm việc với ông là trái với luật:
"Quyết định thanh tra trên đã không phù hợp với quy định này khi giao việc cho hai vị cán bộ không thuộc Thanh tra Sở Thông tin - Truyền thông thành phố Hà Nội (nếu 2 cán bộ này là công an, còn vi phạm quy định của pháp luật về công an khi được Chánh thanh tra một cơ quan dân sự điều động, và không mặc quân phục khi làm việc chính thức," đơn của ông Diện viết.
Về ứng xử của Đoàn thanh tra, ông Diện phản ứng về cách thức, nội dung làm việc của họ từ việc "o ép" ông về tinh thần, sức khỏe, tới "không thông báo nội dung làm việc trước" và "tự ý" ghi hình, ghi âm, chụp ảnh mà không có sự đồng thuận của ông:
"Khi làm việc, thành viên Đoàn thanh tra không đi vào trọng tâm việc họ thanh tra tôi vì mục đích gì, yêu cầu tôi giải trình về vấn đề gì, làm lãng phí thời gian của tôi, o ép tinh thần và sức khỏe của tôi," đơn khiếu nại viết.
"Đoàn thanh tra không thông báo bằng văn bản trước cho tôi để giải trình theo quy định của pháp luật, trong quá trình làm việc họ đã coi tôi như bị can trong một vụ án hình sự. Tự ý quay phim, chụp ảnh, ghi âm mà không được sự đồng ý của tôi."
Blogger Xuân Diện yêu cầu Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội "hủy bỏ quyết định thanh tra không đúng pháp luật trên, chấm dứt những hành vi không đúng chuẩn mực đối với công dân".
'Ra điều kiện'
Ông Diện cũng thông báo trong đơn khiếu nại cho nhà chức trách rằng ông "không tiếp tục" làm việc tại trụ sở của Sở này, cũng như yêu cầu "có luật sư và người chứng kiến bên cạnh" trong trường hợp chính quyền muốn mời ông làm việc trở lại trong tương lai.
Ông còn nêu yêu cầu và điều kiện nếu Sở muốn được ông chấp thuận làm việc trở lại: "Nếu quý cơ quan muốn tiếp tục làm việc, đề nghị Quý cơ quan gửi văn bản nêu rõ những vấn đề gì cần tôi giải trình, tạo điều kiện cho tôi có luật sư bên cạnh, có người chứng kiến bên cạnh..."
"Nếu Quý cơ quan ghi âm, quay phim, chụp hình, tôi cũng phải được phép hoặc nhờ người khác ghi âm, quay phim, chụp hình," đơn của blogger này viết.
Thời gian qua, blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện tường thuật nhiều về dự án gây tranh cãi Ecopark và cuộc cưỡng chế ngày 24/4 ở Văn Giang, Hưng Yên.
Bà Lê Hiền Đức
Cuộc thanh tra ông Diện được chú ý còn vì sự cố liên quan bà Lê Hiền Đức
Đáng chú ý là việc ông loan báo người dân ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang ký tên vào bản tuyên bố về việc cưỡng chế giải tỏa đất đai Văn Giang (vốn do trang Bauxite Việt Nam soạn thảo).
Trước đó, cũng có sự kiện một bản kiến nghị về vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, Hải Phòng, sau khi đăng trên blog của ông, đã thu được 1361 chữ ký.
Hôm 01 tháng Sáu, ông Nguyễn Xuân Diện đã được Sở Thông tin - Truyền thông thành phố Hà Nội triệu tập làm việc với lý do liên quan tới trang blog cá nhân của ông, đồng thời thông báo cho ông về quyết định thanh tra số 55/QĐ-TTR đề ngày 29/5/2012 liên quan tới nội dung trên.
Cùng ngày, trang Nguyễn Xuân Diện blog của ông đã ngừng hoạt động.
Ngày 04 tháng Sáu, Đoàn thanh tra của Sở thành lập theo quyết định trên đã làm việc với ông suốt buổi chiều.
'Cuộc chiến' thông tin
Trên blog của nhà báo Bấm Hồ Thu Hồng, một người có nhiều quan hệ với ngành an ninh và quan tâm vụ việc, bà khẳng định "chính quyền sẽ không bỏ tù không giam giữ" ông Diện.
Nhà báo này cũng dành hai kỳ trên blog để lên án tiến sĩ Diện và những người dân khiếu kiện trong vụ Văn Giang.
Trước đó, ngày 18/5, một nhóm người tự nhận là ‘thương binh và đại diện thương binh Hà Nội’ này đã tới Viện Nghiên cứu Hán Nôm nơi ông Diện làm việc ở Hà Nội gây sức ép với ông.
Nhóm người này yêu cầu ông Diện phải gỡ bỏ một thư kiến nghị mà trang này đăng tải với chữ ký của hơn một nghìn người gửi Chính phủ Nhật Bản, đề nghị nước này không viện trợ và tham gia vào các dự án xây nhà máy điện Nguyên tử ở Việt Nam.
Trong một diễn biến thu hút sự quan tâm, hôm 01 tháng Sáu, một trong hai người tháp tùng ông Diện tới làm việc với Sở Thông tin - Truyền thông, bà Lê Hiền Đức, một công dân chống tham nhũng, đã phản đối việc bà bị từ chối cho dự phiên làm việc.
Bà Đức sau đó đã được đưa tới bệnh viện để cấp cứu vết thương mà đại diện Sở và một phóng sự trên Truyền hình Hà Nội cho rằng "bà tự gây ra cho bản thân" trong thời gian ở lại trụ sở của cơ quan này.
Tối nay, Đài truyền hình Trung ương Việt Nam (VTV) có phóng sự phê phán bà Lê Hiền Đức.
Bấm Trang web chính thức của Đảng Cộng sản cũng đăng bài nói công an Hà Nội "đang thu thập tài liệu, chứng cứ để xử lý các đối tượng có hoạt động cản trở việc thanh tra, gây rối" trong vụ bà Lê Hiền Đức.
Trong khi đó, một số blog lại bày tỏ ý kiến trái ngược, phản bác truyền thông nhà nước.
Cây bút Bấm Phương Bích mô tả buổi tối bà Đức ở trong Sở, cho rằng bà trải qua "suốt mười bốn tiếng rưỡi, không ăn, không uống, không ngủ".
Một người khác, Bấm Nguyễn Tường Thụy, kể ra những điều "vô lý" trong sự cố liên quan bà Lê Hiền Đức.
Còn ông Bấm Bùi Văn Bồng lại hỏi "vụ quấy rối của nhóm thương binh vi phạm pháp luật ở điều mấy, chương mấy, sao các ông lại lờ đi"?
Bấm Người biên tập trang điểm báo Ba Sàm phê phán Sở Thông tin - Truyền thông là "một cơ quan mang danh thanh tra, kiểm soát hoạt động thông tin mà nhiều động thái khuất tất".

No comments:

Post a Comment